Trẻ 4 tuổi chưa biết nói: Nguyên nhân và biện pháp can thiệp

Trẻ 4 tuổi chưa biết nói là tình trạng đáng lo ngại và cần được can thiệp kịp thời để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống của trẻ nhỏ. Nếu trong giai đoạn này trẻ vẫn chưa nói hoặc chỉ nói được vài từ đơn điệu thì đó không còn là dấu hiệu của chậm nói đơn thuần mà đôi lúc là biểu hiện cảnh báo về một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó. 

Trẻ 4 tuổi chưa nói có thể là dấu hiệu cảnh báo về nhiều bệnh lý nguy hiểm

 

Nguyên nhân trẻ 4 tuổi chưa biết nói

Chậm nói là tình trạng xuất hiện phổ biến ở trẻ em hiện nay. Mặc dù tốc độ phát triển ngôn ngữ của mỗi trẻ nhỏ là khác nhau nhưng nếu trẻ có sự chênh lệch quá mức đối với mốc phát triển tiêu chuẩn thì đây cũng được xem là dấu hiệu về một vấn đề sức khỏe đáng được quan tâm. 

Theo chia sẻ của các chuyên gia, đôi lúc các dấu hiệu chưa biết nói của trẻ chỉ là tình trạng trẻ chậm nói đơn thuần và nó hoàn toàn có thể cải thiện tốt sau khi trẻ lớn lên. Theo thời gian, trẻ vẫn có thể phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và tương tác xã hội tốt như bao đứa trẻ khác. 

Tuy nhiên, đôi lúc đây cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề sức khỏe liên quan đến não bộ. Đặc biệt là đối với các trường hợp trẻ 4 tuổi chưa biết nói càng đáng phải được quan tâm và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để kịp thời khắc phục, can thiệp hợp lý. 

Việc tìm kiếm và xác định chính xác về nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi chưa biết nói hoặc chỉ nói được vài từ đơn giản sẽ góp phần quan trọng trong việc đề ra phương pháp hỗ trợ cải thiện. Nhờ đó mà trẻ có thể nhanh chóng khắc phục và cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ của bản thân. 

Có rất nhiều các yếu tố liên quan đến tình trạng chậm nói ở trẻ 4 tuổi. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã tổng hợp và đưa ra một số lý do thường gặp như: 

  1. Vấn đề về thính lực

Suy giảm về khả năng nghe là nguyên nhân thường gặp khiến cho nhiều trẻ chậm nói, không có phản ứng linh hoạt với các âm thanh, tiếng động xung quanh. Thông thường, những trẻ gặp vấn đề về khả năng ngôn ngữ, chậm nói, nói ngọng, phát âm không rõ khi tiến hành thăm khám đều được chỉ định kiểm tra về thính lực. 

Hiện nay, tại hầu hết các bệnh viện khi thăm khám cho trẻ chậm nói, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ đều sẽ tiến hành đo thính lực để có thể loại trừ tốt các nguyên nhân khiến trẻ chậm nói là do thính thực. Khi khả năng nghe của trẻ kém hoặc suy giảm thì trẻ không có khả năng tốt trong việc phản xạ âm thanh, không thể hiểu và đáp lại ngôn ngữ. 

Các vấn đề làm suy giảm thính lực có thể khiến cho trẻ chậm nói 

 

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa thì những vấn đề về thính lực của trẻ nhỏ có thể là do bẩm sinh hoặc hình thành trong quá trình phát triển do viêm nhiễm, chấn thương, ảnh hưởng từ một số loại thuốc gây độc đến thần kinh,...Sự suy giảm này khiến cho trẻ chậm nói, trẻ dù 4 tuổi nhưng vẫn chưa nói và kèm theo nhiều triệu chứng khác như mất tập trung, không phản ứng khi được gọi tên, không giật mình khi có âm thanh lớn,...

Ngoài ra, các vấn đề thực thể có liên quan đến một số bộ phận quan trọng nắm giữ chức năng phát âm, nói chuyện của trẻ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ dù đã đến tuổi đi học nhưng vẫn chưa nói. Cụ thể như các vấn đề về tai, mũi, họng, lưỡi,...sẽ làm cản trở quá trình phát âm, giao tiếp bằng lời nói ở trẻ. 

  1. Tự kỷ

Trẻ 4 tuổi chậm nói, chưa biết nói có thể là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo về chứng tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ. Tự kỷ là một hội chứng phát triển lan tỏa thần kinh có liên quan đến não bộ và thường khởi phát sớm ở trẻ trước 3 tuổi. 

Trẻ tự kỷ sẽ có nhiều sự khiếm khuyết về ngôn ngữ, khả năng tương tác xã hội và hành vi. Chậm nói được xem như một trong các biểu hiện điển hình mà hầu hết những đứa trẻ tự kỷ đều mắc phải. 

Theo chia sẻ của các chuyên gia về tự kỷ, hội chứng này khiến nhiều trẻ nhỏ thụ động về ngôn ngữ, trẻ không nói, không có nhu cầu thể hiện bằng lời nói hoặc thường xuyên nhại lời người khác, phát ra các âm thanh vô nghĩa, trống rỗng. Bên cạnh đó, giọng nói của những đứa trẻ này cũng có phần bất thường, trẻ nói ngọng, nói rất to, nói nhanh, nói lắp, nói lơ lớ thiếu biểu cảm. 

Phần lớn trẻ tự kỷ đều bị hạn chế về khả năng ngôn ngữ, giao tiếp bằng lời nói

Tuy nhiên, không phải bất kỳ đứa trẻ nào có biểu hiện chậm nói, khả năng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp kém đều được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ. Trẻ 4 tuổi chưa nói có nguy cơ mắc phải chứng rối loạn này nếu trẻ có kèm theo các hành vi bất thường, hay lặp đi lặp lại các cử động không rõ mục đích, có những thói quen rập khuôn không thể thay đổi, thích chơi một mình, ít hoặc không giao tiếp ánh mắt,...

Để có thể biết rõ trẻ chậm nói có phải xuất phát từ tự kỷ hay không, các bậc phụ huynh nên chủ động cho trẻ tiến hành thăm khám tại các cơ sở, bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác. Mặc dù các biểu hiện của tự kỷ là vĩnh viễn nhưng nếu có biện pháp can thiệp phù hợp và kịp thời thì trẻ vẫn có khả năng phát triển ngôn ngữ, cải thiện giao tiếp và hòa nhập cộng đồng. 

  1. Bại não

Bại não là một vấn đề sức khỏe thần kinh bao gồm nhiều hội chứng gây ảnh hưởng đến khả năng vận động gây ảnh hưởng đến suốt cả đời. Trong một số trường hợp khác, thị giác, thính giác và cảm giác của người bệnh cũng sẽ bị tác động nghiêm trọng gây nên nhiều cản trở đối với đời sống. 

Các biểu hiện của bại não xuất hiện từ khi mới sinh ra đời và để lại di chứng lâu dài. Trẻ bại não thường phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có cả khả năng ngôn ngữ, tiếp thu, giao tiếp. 

Bại não có thể khởi phát ngay từ trong thai kỳ hoặc trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi. Tùy vào mức độ nghiêm trọng và phần não bị tác động mà các triệu chứng của mỗi trẻ có thể khác nhau.

Nhìn chung, các biểu hiện của trẻ bại não thường xoay quanh các rối loạn vận động, sự bất thường về trương lực cơ, các chuyển động cơ thể, trẻ khó khăn đi lại. Đồng thời, trẻ cũng hạn chế về khả năng ngôn ngữ, chậm phát triển giọng nói, nói khó, khó học tập. 

Bại não được đánh giá là một chứng rối loạn vận động vô cùng phức tạp và nguy hiểm. Chính vì thế nếu trẻ 4 tuổi chưa biết nói và có kèm theo các dấu hiệu nghi ngờ bại não thì phụ huynh cần cho trẻ chẩn đoán và điều trị sớm để hạn chế tối đa các biện chứng, hệ lụy về sau. 

  1. Chậm phát triển trí tuệ

Trẻ 4 tuổi chưa nói hoặc chỉ nói những từ đơn giản cũng có thể là dấu hiệu của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Đây là tình trạng khiếm khuyết về trí não gây nên các ảnh hưởng đến một hoặc một vài chức năng của não. 

Những trẻ mắc phải căn bệnh này sẽ có chỉ số thông minh thấp hơn so với mức trung bình nên các khả năng học tập, ngôn ngữ, giao tiếp, ứng xử của trẻ cũng sẽ chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Các triệu chứng này thường khởi phát ở thời thơ ấu, xảy ra ở trẻ dưới 18 tuổi. 

Chậm phát triển trí tuệ là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều trẻ dù 4 tuổi những vẫn chưa biết nói

Các biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng đa dạng, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà các triệu chứng cũng sẽ có phần khác nhau ở mỗi trường hợp bệnh. Thông thường, trẻ sẽ biết đi, biết nói chậm hơn so với các đứa trẻ khác. Ngoài ra, trẻ cũng có trí nhớ yếu kém, không thể thực hiện tốt các kỹ năng cơ bản để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. 

  1. Rối loạn phát triển ngôn ngữ

Rối loạn phát triển ngôn ngữ có thể là nguyên nhân khiến cho nhiều trẻ đã được 4 tuổi nhưng vẫn chưa nói, nói không rõ. Những trẻ rơi vào trường hợp này sẽ chậm nói hoặc có thể phát âm thành từ nhưng khó sắp xếp chúng theo các cụm hoặc câu từ có nghĩa. 

Những trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường gặp khó khăn trong việc hiểu và dùng ngôn ngữ để bày tỏ những quan điểm, mong muốn của bản thân. Do không thể hiểu được ngôn ngữ giao tiếp nên nhiều trẻ dù đã có nhận thức được đầy đủ nhưng vẫn không nói, không biết cách diễn đạt qua lời nói.

  1. Ảnh hưởng từ môi trường sống

Môi trường sống cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng và gây ra tình trạng chậm nói, không giao tiếp bằng lời nói ở trẻ 4 tuổi. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trong những năm tháng đầu đời, các yếu tố tác động từ môi trường sống, cách giảng dạy, tình yêu thương, chăm sóc của gia đình, cha mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi trẻ nhỏ. 

Nếu trong 4 năm đầu đời, trẻ không nhận được sự chăm sóc, quan tâm, chia sẻ và yêu thương từ chính những người thân yêu thì trẻ có xu hướng thu mình, tổn thương tâm lý và không thể phát triển tốt các kỹ năng sống cần thiết. Sự vô tâm, thờ ơ và lạnh nhạt của gia đình chính là vũ khí sắc bén cản trở sự phát triển tự nhiên của mỗi đứa trẻ. 

Thói quen sử dụng điện thoại thường xuyên của trẻ thể kiềm hãm sự phát triển ngôn ngữ. 

 

Hơn thế, nhiều bậc phụ huynh do quá bận rộn với cuộc sống mưu sinh, cơm áo gạo tiền nên đành phó mặc cho con “tự sinh tự việc”. Từ khi còn rất nhỏ, trẻ đã được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ như điện thoại, iPad, laptop,...tình trạng này khiến cho trẻ “lười” nói, không muốn giao tiếp với những người bên cạnh. 

Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, các tác hại của smartphone đối với trẻ em là vô cùng to lớn. Nó không chỉ kìm hãm sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và đời sống của trẻ nhỏ.

Biện pháp can thiệp hiệu quả cho trẻ 4 tuổi chưa biết nói

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu chậm nói ở trẻ, trẻ đã 4 tuổi nhưng chưa biết nói thì các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến thăm khám tại các cơ sở nhi khoa uy tín và chất lượng. Việc chẩn đoán sẽ tìm ra rõ nguyên nhân gây ra các khó khăn trong quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ, từ đó dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp. 

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian tâm sự, vui chơi để kích thích giao tiếp ở trẻ nhỏ

 

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra sự hạn chế về lời nói ở trẻ 4 tuổi mà các chuyên gia, bác sĩ sẽ trao đổi trực tiếp cùng với phụ huynh của trẻ để tìm ra phương pháp can thiệp hiệu quả. Bên cạnh các cách hỗ trợ chuyên khoa cho trẻ chưa biết nói thì các ông bố bà mẹ cũng nên tìm hiểu và ứng dụng thêm các biện pháp hỗ trợ tại nhà để giúp trẻ cải thiện nhanh chóng hơn. 

Cụ thể một số điều cần quan tâm và nên thực hiện cho trẻ tại nhà như: 

  • Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với con, cùng con chơi các trò chơi đúng với lứa tuổi và sở thích để kích thích sự hấp dẫn về ngôn ngữ ở trẻ. Khi chơi cùng trẻ, phụ huynh cũng đừng quên đặt ra các câu hỏi để khơi gợi nhu cầu giao tiếp ở trẻ. Lúc đầu, có thể trẻ chỉ tương tác bằng cử chỉ nhưng sau đó trẻ sẽ phát triển tốt hơn về ngôn ngữ để phục vụ cho nhu cầu giao tiếp của bản thân. 

  • Dạy trẻ nói bằng hình ảnh và các đồ vật quen thuộc, các món đồ chơi mà trẻ yêu thích. Cha mẹ có thể chỉ vào món đồ đó và gọi tên để trẻ có thể quan sát, học hỏi. Hãy bắt đầu bằng những từ đơn giản như bàn, ghế, con vật,...để trẻ có thể học theo nhanh chóng. 

  • Khi trẻ đưa ra bất kỳ yêu cầu nào đó, ví dụ như biểu hiện rằng trẻ đói và trẻ đang muốn ăn thì cha mẹ đừng nên đáp ứng ngay điều đó mà hãy bình tĩnh, nhẹ nhàng dạy cho trẻ cách đưa ra mong muốn bằng lời nói. Bạn có thể chỉ con nói từ “đói”, “ăn” và sau đó thực hiện yêu cầu đó để trẻ hiểu rằng khi trẻ nói, trẻ sẽ được đáp ứng tốt hơn. 

  • Khuyến khích và tạo điều kiện để con có thể tham gia vào các hoạt động khám phá, vui chơi ngoài trời. Điều này không chỉ giúp trẻ gia tăng khả năng vận động mà còn kích thích tốt nhu cầu nói ở trẻ. Hơn thế, nếu trẻ được gặp gỡ, giao lưu cùng với nhiều bạn bè đồng trang lứa thì trẻ cũng có cơ hội được học hỏi và phát triển ngôn ngữ hiệu quả hơn. 

  • Cha mẹ nên giúp trẻ điều chỉnh tốt các thói quen sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như ăn uống đầy đủ chất, ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao,...

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với điện thoại, máy tính, iPad,...và khuyến khích trẻ trò chuyện, giao tiếp trực tiếp với những người xung quanh. Việc để trẻ liên tục xem điện thoại sẽ khiến trẻ giảm đi nhu cầu được tương tác, từ đó trẻ cũng chậm nói hoặc không muốn nói. 

Đối với các trường hợp trẻ 4 tuổi chưa biết nói do các vấn đề sức khỏe như tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ thì cần được can thiệp và giáo dục tại các trường học, trung tâm giáo dục chuyên biệt. Tại đây, trẻ sẽ được chăm sóc và giảng dạy theo các phương pháp phù hợp để có thể dần cải thiện tốt các khiếm khuyết về ngôn ngữ, từ đó nâng cao khả năng ngôn ngữ, tương tác xã hội. 

 

NHC - Trung tâm giáo dục chuyên biệt can thiệp hiệu quả cho trẻ chậm nói

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trung tâm chuyên biệt được thành lập khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy băn khoăn trong quá trình chọn lựa nơi uy tín, chất lượng. Trung tâm giáo dục chuyên biệt NHC Việt Nam hiện đang là một trong các địa chỉ đáng tin tưởng để các bậc phụ huynh có thể gửi gắm trẻ đến cải thiện tình trạng chậm nói do tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ,...

NHC ứng dụng các phương pháp mới và hiện đại nhất như Tâm lý trị liệu, Âm nhạc trị liệu, Giáo cụ trị liệu, Châm cứu trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu,...giúp trẻ dần cải thiện tốt kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp và vượt qua những trở ngại lớn trong quá trình hòa nhập, tương tác xã hội. Nơi đây không chỉ đầu tư kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, trang thiết bị cao cấp mà còn sở hữu đội ngũ chuyên gia, giáo viên dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và luôn có tình yêu thương, sự kiên nhẫn với trẻ nhỏ. 

Nếu cần biết thêm chi tiết, phụ huynh có thể liên hệ qua thông tin sau: 

TRUNG TÂM GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT NHC VIỆT NAM

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và các giải pháp hỗ trợ tốt cho trẻ 4 tuổi chưa biết nói. Quá trình cải thiện cho trẻ nhỏ cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Vì thế, cha mẹ và chuyên cần có sự kết hợp, trao đổi kỹ lưỡng để tìm ra phương pháp can thiệp hiệu quả, đồng hành cùng trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn. 

Có thể bạn quan tâm

 

 


 
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây