Bù Đăng: Khai mạc Lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo”

Thứ bảy - 09/11/2024 09:42 164 0
Ngày 9-11, tại khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo, UBND huyện Bù Đăng khai mạc lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” năm 2024. Dự lễ khai mạc có Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Bù Đăng Vũ Lương, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, cán bộ tham gia kháng chiến trên chiến trường Bù Đăng qua các thời kỳ, các cơ quan, ban ngành đoàn thể và đông đảo bà con Nhân dân trên địa bàn huyện.
Bù Đăng: Khai mạc Lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo”
Lễ hội gồm chuỗi các hoạt động văn nghệ, lễ hội ẩm thực, biểu diễn hòa tấu với 50 bộ đàn đá, các trò chơi dân gian như đẩy gậy, cõng nước, giã gạo, nấu cơm, hội thảo xúc tiến du lịch, chạy việt dã, lễ hội kết bạn cộng đồng…
Đặc biệt, chương trình nghệ thuật “giã gạo chày tay - nuôi quân đánh giặc” với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên từ Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh tái hiện hình ảnh giã gạo nuôi quân của đồng bào dân tộc S'tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
c3
Đại biểu dự khai mạc
Đồng bào sóc Bom Bo và các sóc trong vùng căn cứ đã tập trung toàn bộ lực lượng, vật dụng hiện có, dùng cây sao dài khoét thành hàng chục lỗ cối để giã gạo không kể ngày đêm.
Sau gần 3 ngày đêm miệt mài giã gạo dưới ánh đuốc bập bùng, đồng bào sóc Bom Bo đã cung cấp cho chiến dịch Phước Long - Đồng Xoài 05 tấn gạo trong thời gian ngắn nhất.
Chính tình yêu nước, tình cảm dạt dào của đồng bào S'tiêng với cách mạng đã trở thành nguồn cảm hứng để cố nhạc sĩ Xuân Hồng sáng tác ca khúc bất hủ “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”.
c2
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vũ Văn Mười phát biểu Khai mạc lễ hội.
Phát biểu khai mạc Lễ hội, kể về địa danh đã trở thành “huyền thoại”, Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng Vũ Văn Mười cho biết: sóc Bom Bo được biết đến qua phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S'tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà cao điểm là trong chiến dịch Đồng Xoài - Phước Long năm 1965. Với lòng yêu nước nồng nàn, không khuất phục trước chính sách dồn dân lập ấp của chế độ Mỹ – ngụy, đồng bào Sóc Bom Bo (Sóc Bom Bo thuộc quận Đức Phong, tỉnh Phước Long thời bấy giờ) đã vượt suối, băng rừng để về căn cứ cách mạng (Căn cứ Nửa Lon thuộc thôn 3, xã Đường 10, huyện Bù Đăng ngày nay). Không ngại khó khăn gian khổ, đồng bào S’tiêng sóc Bom Bo một lòng sắt son với Đảng, với Cách mạng, tích cực thi đua lao động sản xuất vừa phục vụ đời sống vừa phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ của vùng căn cứ.
c4
Đại biểu dự lễ khai mạc Lễ hội
Lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” không chỉ mang ý nghĩa quảng bá tiềm năng du lịch mà còn góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Đồng thời kêu gọi sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
c5
Đại biểu chụp hình lưu niệm tại lễ Khai mạc
Thông qua các hoạt động của lễ hội còn giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn cũng như tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng Bù Đăng (14/12/1974 – 14/12/2024).
 

Tác giả bài viết: Mỹ Hiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây