a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã.
- Bước 2: UBND cấp xã kiểm tra hồ sơ và đề nghị chủ rừng hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng yêu cầu của UBND cấp xã;
- Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận một cửa UBND cấp xã.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản đăng ký khai thác.
+ Bản dự kiến sản phẩm khai thác.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, UBND cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung hồ sơ theo quy định.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ UBND cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo hồ sơ đã đăng ký
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, hộ gia đình.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm:
- Bản đăng ký sản phẩm khai thác
- Bản dự kiến sản phẩm khai thác;
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Đối với rừng sản xuất: do chủ rừng tự quyết định, nhưng nếu khai thác trắng phải trồng lại rừng mới ngay vụ trồng tiếp theo.
- Đối với rừng phòng hộ:
Khi rừng khép tán được phép khai thác cây phù trợ, nhưng phải đảm bảo mật độ cây trồng chính còn lại ít nhất là 600 cây trên một héc ta (viết tắt là cây/ha), nếu không đủ thì phải để lại cây phù trợ đảm bảo mật độ quy định như đối với cây trồng chính.
Khi rừng đạt tiêu chuẩn phòng hộ theo quy định tại Điều 28 Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, được khai thác chọn với cường độ tối đa là 20%, nhưng phải đảm bảo độ tàn che của rừng sau khai thác lớn hơn 0,6 hoặc khai thác trắng theo băng, đám xen kẽ nhau, với tổng diện tích khai thác hàng năm không vượt quá 2/10 diện tích rừng trồng đã đạt tiêu chuẩn phòng hộ và sau khai thác phải trồng lại rừng mới ngay vụ trồng kế tiếp đối với băng, đám đã khai thác.
Băng khai thác phải song song với đường đồng mức, có chiều rộng tối đa là 50 m đối với rừng có cấp độ phòng hộ xung yếu và 30 m đối với rừng có cấp độ phòng hộ rất xung yếu; Đám khai thác có diện tích tối đa là 02 ha đối với rừng có cấp độ phòng hộ xung yếu và 01 ha đối với rừng có cấp độ phòng hộ rất xung yếu.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.