MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH, LAO ĐỘNG

Thứ năm - 09/06/2022 23:40 2.529 0
tải xuống
tải xuống
Triển khai Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2022 với chủ đề “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về An toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19” ngày 26/4/2022 UBND huyện Bù Đăng đã ban hành kế hoạch số 70/KH-UBND Triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022 trên địa bàn huyện.
Để nâng cao nhận thức cho chủ doanh nghiệp và người lao động, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện thông tin một số kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ như sau:
1. Trách nhiệm của người lao động:
- Nơi làm việc của người lao động có các yếu tố có hại phải có bảng nội quy viết rõ ràng và đặt tại nơi dễ nhìn thấy. Riêng đối với những nơi làm việc có các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp thì phải thông báo cho người lao động biết và có các biện pháp dự phòng để người lao động tự phòng tránh tai nạn.
          - Cần quan tâm đầu tư cải thiện điều kiện làm việc trang bị máy móc, thiết bị an toàn, xây dựng qui trình nội quy huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động.
          - Người lao động (kể cả học nghề) trước khi vào làm việc phải được khám sức khỏe, người sử dụng lao động căn cứ vào sức khỏe của người lao động để bố trí việc làm và nghề nghiệp cho phù hợp.
          - Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện tốt các chế độ khác về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ đối với người lao động theo qui định của nhà nước.
          - Tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ đầy đủ cho người lao động theo qui định và tuyên truyền, giáo dục cho người lao động tự giác chấp hành các qui định về an toàn vệ sinh lao động – phòng chống chay nổ, tạo điều kiện cho người lao động được tham gia vào tất cả các giải pháp cải thiện điều kiện lao động. Đặc biệt chú ý đến những người lao động làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.
          - Tại nơi làm việc của người lao động phải có đủ các phương tiện vệ sinh lao động như phòng vệ sinh, có đủ nước sạch, có nơi tắm rửa nơi nghỉ và nhà ăn hợp vệ sinh. Mỗi doanh nghiệp xây dựng một gốc sức khỏe là nơi mà người lao động có thể đọc các loại sách, tờ rơi, tranh áp phích tuyên truyền phòng bệnh về sử dụng các túi cấp cứu. Nếu doanh nghiệp có điều kiện có thể bố trí phòng riêng.
           2. Trách nhiệm của người lao động:
          * Phải chấp hành các qui định, nội quy về an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ có liên quan đến công việc được giao. Có trách nhiệm sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị và các thiết bị an toàn, vệ sinh tại nơi làm việc.
          * Nâng cao hiểu biết, rèn luyện tính ý thức kỷ luật trong lao động không nên mãi chạy theo tiến độ năng suất mà quên đi nhiệm vụ hàng đầu là phòng ngừa tai nạn lao động.
          * Phải báo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn khi có lệnh của người sử dụng lao động
          Vì sức khỏe của người lao động, vì hạnh phúc của mỗi gia đình, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội - Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn huyện kêu gọi các doanh nghiệp và người lao động thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tại các cơ sở lao động sản xuất.               
                                                                  PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây