Bù Đăng: Hội nghị trực tuyến kết nối từ điểm cầu Trung ương đến điểm cầu huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Thứ bảy - 22/10/2022 23:06 447 0
Sáng ngày 23/10, Huyện uỷ Bù Đăng tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối từ điểm cầu Trung ương đến điểm cầu huyện và 16 xã, thị trấn về quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đồng chí Vũ Lương - TUV, Bí thư Huyện uỷ chủ trì hội nghị điểm cầu huyện; các đồng chí Bí thư Đảng uỷ cơ sở chủ trì hội nghị tại các điểm cầu xã thị trấn; dự hội nghị có 631 đại biểu ở 17 điểm cầu trong toàn huyện. 
Đồng chí Vũ Lương - TUV, Bí thư Huyện uỷ Bù Đăng, chủ trì hội nghị taị điểm cầu Huyện uỷ
Đồng chí Vũ Lương - TUV, Bí thư Huyện uỷ Bù Đăng, chủ trì hội nghị taị điểm cầu Huyện uỷ
Hội nghị nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cũng như trong Vùng Đông Nam Bộ để sớm đưa Nghị quyết quan trọng này vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển Vùng Đông Nam Bộ. Đây là hội nghị thứ 4 về phát triển vùng mà Bộ Chính trị đã quán triệt, triển khai thực hiện. 
z3822031720100 f5a5ce17c0fba470da9dfe7141653d5b
Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu Hội trường Huyện uỷ Bù Đăng

Thông qua Hội nghị nhằm thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần, ý chí và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị trong việc đổi mới xây dựng, ban hành, tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng - một vấn đề có ý nghĩa chiến lược, không chỉ đối với các vùng mà còn đối với cả nước.
z3822031695794 487958768941cb842e37d23d7d793e16
Điểm cầu tại xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng

Có thể nói, sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 và Kết luận số 27-KL/TW, ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, vai trò của vùng càng thể hiện rõ nét, là vùng đứng đầu cả nước về quy mô GRDP và thu ngân sách nhà nước, là thị trường lớn với dân số hơn 21 triệu người. Vùng còn là trung tâm công nghiệp, cảng biển và logistics lớn nhất của cả nước, hàng năm đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam.

Bên cạnh đó, trình độ phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ đang có sự thay đổi tích cực ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực, cụ thể như công nghiệp công nghệ cao, đô thị, du lịch, viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai, đào tạo nhân lực, với tứ giác động lực TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu, cùng sự năng động kinh tế và vai trò ngày càng cao của Long An, Tiền Giang, Bình Phước và Tây Ninh… Tuy nhiên, thời gian gần đây, tốc độ phát triển của các địa phương trong vùng đã có dấu hiệu chậm lại, nguyên nhân chủ yếu là do sự quá tải của hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng và nhiều nguyên nhân khác như chiếc áo thể chế quá chật hoặc không được thiết kế phù hợp với yêu cầu phát triển của Vùng.

Chính vì vậy, sau 3 hội nghị toàn quốc phổ biến Nghị quyết 11 vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Nghị quyết 13 Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Nghị quyết 23 Vùng Tây Nguyên, đây là hội nghị thứ 4 được Bộ Chính trị tổ chức nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả nước cũng như các địa phương trong vùng, sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

 

Tác giả bài viết: PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây