04. Chứng thực di chúc. Mã số hồ sơ: T-BPC-257732-TT

Thứ ba - 13/06/2017 23:23 299 0

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cá nhân yêu cầu chứng thực di chúc đến tại Uỷ ban nhân dân cấp xã đ thực hiện việc chứng thực và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện Bù Đốp.;

 - Bước 2: Công chức Tư pháp- hộ tịch tiếp nhận, kiểm tra và thụ lý

 - Bước 3: Cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

b) Cách thức thực hiện:  Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Dự thảo di chúc (trường hợp soạn thảo sẵn)

+ Bản photo: Chứng minh nhân dân Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có trong nội dung di chúc (nếu có) kèm theo bản chính các giấy tờ trên đ đối chiếu;

+ Sổ hộ khẩu gia đình (trong trường hợp không có Sổ hộ khẩu gia đình thì Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn hoặc Giấy xác nhận cư trú của cơ quan Công an được coi là giấy tờ hợp lệ thay thế Sổ hộ khẩu gia đình).

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao các giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (trường hợp việc lập di chúc mà tính mạng bị cái chết đe dọa, thì không nhất thiết phải xuất trình những giấy tờ này).

+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, tài sản chung, riêng của người lập di chúc.

 - Số lượng hồ sơ: 01 bộ; số  lượng bản di chúc tùy theo yêu cầu của cá nhân.

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đ hồ sơ hợp lệ đối với di chúc đơn giản; không quá 10 ngày làm việc đối với di chúc phức tạp; không quá 30 ngày đối với di chúc đặc biệt phức tạp, kể từ khi thụ lý.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã

gKết quả thực hiện thủ tục hành chính:  Văn bản chứng thực

h) Lệ phí:  40.000 đồng

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khaikhông

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:  

- Người đã thành niên có quyền lập di chúc (trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình);

- Ngươì từ đ 15 tuổi đến chưa đ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

- Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật;

- Di chúc bằng miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước ít nhất hai người làm chứng. Người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ, trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được chứng thực.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ Luật Dân sự năm 2005;

- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực, có hiệu lực ngày 01/4/2001;

- Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 hướng dẫn thi hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực;

- Thông tư số 04/2006/TTLT- BTP-TBNMT ngày 13/6/2006 của liên Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn việc công chứng chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.

- Thông tư liên tịch số 62/2013/TTLT-BTC-BTP ngày 13/05/2013 Về việc hướng dẫn về mức thu, chế đ thu, nộp và quản lý sử dụng phí chứng thực hợp đồng, giao dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây